Nấm Bào Ngư Tươi

Nấm Bào Ngư Tươi (Nấm sò tươi)

Nấm sò có vị ngọt, tính ấm, giàu vitamin nên được nhiều người sử dụng.

  • Tên thường gọi: Nấm sò, Nấm bào ngư
  • Tên khoa học: Pleurotus ostreatus (Jacq. ex Fr.) Quél.
  • Họ khoa học: thuộc họ Nấm sò – Pleurotaceae.

Thành phần dinh dưỡng của nấm sò

Nấm sò có vị ngọt, tính ấm, giàu vitamin nên được nhiều người sử dụng. Sau đây là một số thông tin về giá trị dưỡng và y học của nấm

Giá trị dinh dưỡng của nấm sò

Nấm sò là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm các dưỡng chất sau:

  • Protein: Chiếm tới 33 đến 43%, có thể thay thế được lượng đạm từ thịt cá.
  • Vitamin B2, B12, B6, C…
  • Các axit amin tốt và có nguồn gốc từ thực vật.
  • Hàm lượng chất xơ khoảng 35%.

Chứa lượng protein cao, nấm bào ngư (nấm sò) được ví như “thịt chay”, sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Những chất có trong nấm sẽ được cơ thể chuyển hóa thành các năng lượng mới rất dễ dàng.

Nấm bào ngư (nấm sò) phù hợp với những bệnh nhân bị gút, mỡ máu, tiểu đường, suy nhược cơ thể, người ăn chay.

Giá trị y học của nấm sò

Theo nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia Đông y và Tây y thì nấm sò chứa nhiều chất có giá trị y dược cao. Bao gồm các chất sau đây:

  • Protid: Chiếm khoảng 4% trong nấm và chất này rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong cơ thể (đặc biệt là khoáng chất, vitamin).
  • Gluxit: Nấm bào ngư có 3,4% gluxit và chất này giúp giảm quá trình phân hủy protein, cung cấp 1 nguồn năng lượng quan trọng cho người dùng.
  • Vitamin C, vitamin PP có tác dụng thanh nhiệt và làm mát.
  • Axit folic: Giúp phòng ngừa những bệnh lý về thần kinh, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai.
  • Các axit béo không no: Là chất béo trong thực vật và sử dụng nhiều sẽ không gây béo phì, giảm lượng cholesterol, điều hòa quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
  • Pleutorin: Có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư giúp lưu thông máu hiệu quả.
  • Một số loại axit amin tốt như: glutamic, valin, isoleucin…

Các giá trị dược tính của nấm bào ngư (nấm sò) được y học đánh giá cao. Sử dụng nấm này hàng ngày giúp bạn đẩy lùi 1 số bệnh lý và sở hữu cơ thể khỏe mạnh.

Công dụng của nấm sò

Công dụng của nấm sò được rất nhiều người dùng quan tâm. Sau đây BioFine sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của loại nấm này:

Nấm sò giúp kháng khuẩn, phòng chống ung thư

Trong nấm sò chứa rất nhiều chất pleutorin và lovastatin (đặc biệt là nấm sò màu xám), có tác dụng tuyệt vời trong kháng khuẩn và hỗ trợ bệnh nhân bị bệnh ung thư. Sử dụng nấm thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình hình thành, phát triển của các tế bào ung thư.

Đối với bệnh nhân ung thư, thì nên sử dụng nấm sò 2 ngày 1 lần, mỗi lần dùng khoảng 150g. Có thể chế biến nấm thành món súp, canh, nấu cháo… hạn chế chiên, xào nấm vì khiến nấm sẽ ngấm nhiều dầu mỡ.

Nấm sò giúp giảm lượng cholesterol

Những nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra: Nấm bào ngư (nấm sò) có tác dụng giảm lượng đường, cholesterol trong máu tốt, đặc biệt là những người cao tuổi.

Đối với người muốn giảm lượng mỡ máu, thì nên sử dụng loại nấm này từ 3 đến 6 lần một tuần. Khi dùng không nên chế biến nấm sò thành các món chiên, rán hay nhiều dầu mỡ.

Nấm sò giúp phòng tránh suy nhược cơ thể

Trong nấm sò có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt và được những chuyên gia đánh giá cao. Đối với những người mà đang bị suy nhược cơ thể, nên sử dụng nấm sò sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Đặc biệt trong nấm sò xám có chứa rất nhiều chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất, đường bột rất phù hợp với những người ốm, gầy và có thể trạng cơ thể không tốt. Sử dụng nấm sò thường xuyên giúp bổ sung 1 nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Nấm sò hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nấm bào ngư (nấm sò) màu xám được sử dụng rất nhiều trong đông y để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì không dùng nấm sò này để nấu ăn hàng ngày, mà nên sử dụng nấm khô để sắc nước uống.

Bài thuốc đơn giản nhất để chữa bệnh tiểu đường với nấm sò xám là sử dụng 100 đến 200g nấm khô, sắc với 2 lít nước uống hàng ngày.

Nấm sò giúp phòng chống oxy hóa

Trong nấm bào ngư (nấm sò) có chứa rất nhiều chất oxy hóa, vì vậy sử dụng sản phẩm nấm giúp làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể. Bạn nên sử dụng nấm 5 lần trong 1 tuần để mang lại được hiệu quả tốt nhất.

Nấm sò giúp phòng chống bệnh béo phì

Nấm vốn là một loại thực phẩm giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu cho người dùng. Sử dụng nấm thường xuyên sẽ giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn và gia tăng lượng chất xơ, làm giảm chất béo trong cơ thể.

Nếu bạn muốn ăn nấm bào ngư (nấm sò) để giảm béo thì có thể sử dụng vào bữa ăn hàng ngày. Nên làm các món xào hoặc canh khi dùng, tránh chế biến nấm thành những món nhiều dầu mỡ.

Nấm sò hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác

Ngoài các công dụng tuyệt vời trên, loại nấm sò này còn hỗ trợ điều trị 1 vài căn bệnh như: Điều hòa huyết áp, bệnh gút và các bệnh về đường ruột.

Nấm bào ngư (nấm sò) mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hiện nay loại nấm này đang được sử dụng rất nhiều nơi trên thế giới.

Cách chọn và bảo quản nấm sò tươi

Mặc dù nấm sò được sử dụng, bày bán nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn và bảo quản thực phẩm này khi còn tươi. Sau đây là những thông tin các bạn cần biết khi mua sản phẩm này:

Cách chọn nấm sò tươi ngon

Đối với nấm sò tươi:

  • Chọn loại nấm bào ngư (nấm sò) có màu sắc tươi mới, phần mũ, tai nấm không bị dập nát và có mùi thơm tự nhiên
  • Chọn các cây nấm còn nguyên cả cụm và có lớp tơ mỏng ở phía trên chóp nấm. Không chọn mua những cây nấm có phần chóp bị nhăn hay bắt đầu thâm đen.
  • Khi sờ vào cây nấm bào ngư tươi (nấm sò) phải thấy hơi xốp, khô và nếu thấy nấm mềm, ướt thì là loại để lâu hay đã bị hỏng
  • Chọn nấm loại vừa phải, không quá to hay quá nhỏ, thân nấm mập thì ăn sẽ ngọt và ngon hơn. Cuống nấm phải rắn chắc và màu sắc đồng đều với nhau.
  • Tai nấm không bị rách, cả cụm mọc đều và sờ vào không thấy nhớt.

Đối với nấm sò khô:

  • Chọn loại nấm sò nguyên cây và màu sắc nâu nhạt, không bị gãy hay dập nát.
  • Chọn loại khô ráo và cầm nhẹ tay, hơi xốp, không có vết mốc trắng hoặc xanh.

Cách bảo quản nấm sò

Bảo quản nấm sò tươi:

  • Nấm sò sau khi thu hái nên sử dụng trong vòng khoảng 12 tiếng. Nếu muốn sử dụng vào các ngày sau thì các bạn nên cho nấm vào túi nilon buộc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy sẽ bảo quản được 2 – 3 ngày.

Bảo quản nấm sò khô:

  • Phơi hay sấy nấm thật khô, đến mức cao nhất, rồi cho nấm vào túi bóng kính buộc kín, để nơi khô ráo

Với 2 cách bảo quản và chọn nấm này, các bạn có thể sử dụng các cây nấm bào ngư (nấm sò) ngon và dinh dưỡng.

Cách sử dụng nấm sò hàng ngày

Nấm sò không phải là 1 loại thực phẩm quá xa lạ, nhưng không phải ai cũng biết chế biến nấm này thành món ăn ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số lưu ý và cách chế biến khi sử dụng loại thực phẩm nấm sò này.

Một vài lưu ý khi dùng nấm sò

Để chế biến nấm sò ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất, các bạn nên làm theo 1 số gợi ý sau:

  • Tránh làm nấm bị dập, nát trong quá trình sơ chế và để nấm không bị ngấm nước, mất đi vị ngọt.
  • Phải cắt bỏ hoàn toàn phần gốc nấm sò trước khi sử dụng.
  • Trong nấm tươi chứa rất nhiều các chất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, các bạn nên nấu thật kỹ nấm trước khi dùng.
  • Nên rửa nấm sò bằng nước ấm, rồi rửa lại bằng nước lạnh. Như vậy nấm sẽ dai, giòn hơn khi ăn.